Có nên nâng mũi không? Cân nhắc 5 dáng mũi không nên sửa

nâng mũi 2

Những thắc mắc xoay quanh việc nâng mũi luôn được các tín đồ làm đẹp quan tâm. Trong đó, việc đưa ra quyết định liệu có nên nâng mũi hay không lại rất khó khăn. Vậy chị em thật sự đang lo lắng điều gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.

Nâng mũi giúp khắc phục những khuyết điểm gì trên khuôn mặt?

Ưu điểm của phẫu thuật nâng mũi là giữ được nét tự nhiên trên gương mặt. Đối với một số người, việc sửa mũi có thể là một cách để sửa chữa khuyết tật bẩm sinh, sửa chữa gãy xương trên khuôn mặt do tai nạn hoặc khắc phục vấn đề về đường hô hấp. Nhưng với những trường hợp khác, phẫu thuật tạo hình mũi được thực hiện hoàn toàn vì lý do thẩm mỹ, giúp thay đổi chiều cao, độ cong và hình dáng mũi nhằm tạo ra dáng mũi hài hoà với khuôn mặt. Từ đó giúp bạn tự tin hơn trong công việc lẫn đời sống.

Hiện nay, các phương pháp thẩm mỹ sửa mũi có thể khắc phục được những khuyết điểm sau:

  • Làm thẳng mũi, không bị lệch vẹo: Mũi bị chấn thương đôi khi có thể gây vẹo, gồ, lõm hoặc các vấn đề thẩm mỹ khác.
  • Sửa các khuyết điểm ở góc mũi: Nếu góc mũi so với trán hoặc môi trên bị lệch thì các nếp nhăn tạo ra có thể khiến mũi trông quá dài hoặc quá ngắn. Điều chỉnh góc có thể khiến diện mạo cân đối hơn
  • Làm phẳng sống mũi: do chấn thương hoặc di truyền bẩm sinh, có thể có sự phát triển quá mức của xương và sụn khiến hình thành các vết gồ hoặc lõm, phẫu thuật thẩm mỹ có thể làm phẳng chúng và tạo dáng mũi mềm mại, đầy đặn hơn
  • Nâng cao sống mũi và chóp mũi với trường hợp mũi tẹt, thấp giúp tăng tính thẩm mỹ cho gương mặt

nâng mũi

Nâng mũi giúp tăng tính thẩm mỹ cho gương mặt

Những biến chứng có thể gặp phải khi nâng mũi khiến chị em lo lắng

1. Nhiễm trùng khi nâng mũi

Đây là biến chứng hay gặp nhất, xảy ra khi quá trình phẫu thuật không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn phòng mổ, dụng cụ mổ, tay phẫu thuật viên, vật liệu ghép đặc biệt là sụn, mảnh ghép nhân tạo. Khi bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau và thường xảy ra trong 3-5 ngày sau phẫu thuật.

2. Mũi bị co rút, biến dạng

Người thực hiện nâng mũi không đủ trình độ, thực hiện không đảm bảo kỹ thuật có thể khiến mũi bị hếch, nghiêng sang một bên, lỗ mũi không cân xứng, đầu mũi to, trụ mũi lệch…

3. Lộ sống mũi, đầu mũi bị bóng đỏ

Đây là một dạng biến chứng muộn, có thể xảy ra sau khi nâng mũi nhiều năm. Nguyên nhân do bác sĩ thực hiện không đánh giá đúng độ dày mỏng của da, trong quá trình đặt sụn ghép gây áp lực lớn lên mô mềm và da mũi. Ngoài ra, sử dụng sụn ghép kém chất lượng cũng có thể dẫn đến biến chứng này.

nâng mũi biến chứng

Đầu mũi bị bóng đỏ

4. Hoại tử mũi

Hoại tử mũi là biến chứng nguy hiểm nhất, do tình trạng thiếu oxy nuôi máu. Có trường hợp bị hoại tử toàn bộ vùng da mũi, trán và bị tắc một phần động mạch cánh mũi sau khi tiêm filler để nâng mũi. Trường hợp hoại tử nếu không được cấp cứu kịp thời thì có thể cần chăm sóc, ghép da mất khá nhiều thời gian.

Vậy có nên nâng mũi hay không?

Mong muốn có một khuôn mặt đẹp hài hoà với sống mũi cao thanh tú là một trong những yếu tố lớn nhất thúc đẩy nhiều người thực hiện nâng mũi. Thay đổi diện mạo, đặc biệt là mũi có thể giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống. Thế nhưng trước khi quyết định xem có nên nâng mũi hay không, điều quan trọng là phải xác định được điều gì ở mũi mà bạn không thích hoặc làm mất đi đặc điểm nào đó của bạn.

Ngoài ra, quyết định sửa mũi còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, tình trạng sức khoẻ, bạn nên đi khám và nghe lời khuyên từ bác sĩ để lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp nhất với bản thân. Không phải ai cũng có thể áp dụng cùng một kỹ thuật bởi cấu trúc mũi mỗi người khác nhau.

Quan trọng nhất, bạn phải lựa chọn cơ sở uy tín và được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. Đội ngũ bác sĩ cần có chứng chỉ hành nghề, trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm xử lý trong trường hợp khẩn cấp để tránh xảy ra những biến chứng không mong muốn.

nâng mũi 1

Nên lựa chọn sửa mũi ở những địa chỉ uy tín để có kết quả tốt

Tổng hợp 5 dáng mũi không nên sửa

Bên cạnh mục đích sửa mũi để có một chiếc mũi hoàn hảo hơn thì không ít người lại có nhu cầu sửa mũi nhằm cải vận tướng số. Tướng mũi tốt sẽ mang lại nhiều may mắn, giúp họ thuận lợi hơn trong công việc cũng như cuộc sống.

Theo nhân tướng học, có 5 dáng mũi không nên sửa bạn cần cân nhắc:

  • Dáng mũi lân được coi là tướng phú quý với đặc điểm đầu mũi to hơi nhô về phía trước, cánh mũi nở to bè sang hai bên, da mũi dày, lỗ mũi kín.
  • Dáng mũi dọc dừa theo quan niệm đại cát, đại quý, sống mũi cao thẳng đẹp mọi góc nhìn, đầu mũi cao, tròn, cánh mũi thon gọn, lỗ mũi hình hạt chanh và không bị lộ ra ngoài
  • Dáng mũi củ tỏi: da mũi dày, đầu mũi thấp, 2 cánh mũi to dày gần nhau trông như củ tỏi, nhưng theo quan điểm tướng số người sở hữu dáng mũi này sẽ có cuộc sống an nhàn, bình yên.
  • Mũi to với đầu mũi rất to so với tổng thể gương mặt là tướng có tài lộc dồi dào
  • Dáng mũi rồng có sống mũi hơi cong ở giữa, đầu mũi tròn trịa mềm mại, cánh mũi cân đối là tướng tài đức vẹn toàn, phú quý, có khả năng lãnh đạo, dễ thành công

Việc sửa mũi ảnh hưởng tới tiêu cực hay tích cực còn tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi người. Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh sửa mũi có tác động tới tướng số nên quan niệm sửa mũi sẽ phá tướng là không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên không thể phủ nhận việc sửa mũi có tác động tới ngoại hình cũng như tâm lý con người. Diện mạo đẹp sẽ giúp bạn mạnh dạn, tự tin nắm bắt các cơ hội hơn và đạt được nhiều thành công.

Những lưu ý giúp duy trì kết quả nâng mũi lâu dài

Có thể nói, không phải phương pháp nâng mũi nào cũng có thể duy trì kết quả cả đời. Nhưng bạn hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ của phương pháp nâng mũi bằng những lưu ý như sau:

  • Trước khi nâng mũi nên tham khảo địa chỉ làm đẹp, nâng mũi uy tín. Điều này hạn chế biến chứng và kéo dài tuổi thọ của mũi.
  • Bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để biết cơ thể của mình có thực sự phù hợp với phương pháp nâng mũi đã chọn hay không. Điều này giúp bác sĩ hiểu rõ và xử lý đúng tình trạng loại sụn phù hợp với cơ thể.
  • Sụn nâng mũi tự thân là loại sụn tốt nhất có khả năng tương thích với cơ thể cao. Do đó, bạn có thể lựa chọn loại sụn này để kéo dài kết quả nâng mũi.
  • Sau nâng mũi nên vệ sinh mũi sạch sẽ, kiêng khem và sinh hoạt cẩn thận để lên dáng mũi chuẩn và hạn chế tình trạng mũi bị hư, vẹo, lộ sụn, lệch vách ngăn, sẹo lồi,…
  • Nếu bạn cảm thấy đau nhức, sưng tấy hay viêm nhiễm ở mũi kéo dài. Hãy đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, nếu không vùng mũi sẽ bị hoại tử và ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

nâng mũi 2

Tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp

Qua đây, nếu đang có nhu cầu cải thiện dáng mũi thì bạn nên chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, an toàn, không đau và có thể sửa mũi căn cứ trên cả hai phương diện thẩm mỹ và phong thủy. Đồng thời, bạn nên cân nhắc lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp, biết cách chăm sóc để lên dáng mũi chuẩn, tự nhiên và duy trì kết quả lâu dài. Asian Korea hy vọng với những thông tin trên chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra quyết định có nên nâng mũi hay không và nhận biết được những dáng mũi đẹp hợp phong thuỷ.

Bài viết liên quan

Căng Da Mặt Bằng Chỉ Super V – Lift Không Cần Phẫu Thuật 2024

Phụ nữ khi bước sang độ tuổi 30, làn da sẽ bắt đầu xuất hiện [...]

Nâng Ngực Là Gì? 3 Thông Tin Cần Biết Trước Khi Nâng Ngực

Phẫu thuật nâng ngực là một phương pháp làm đẹp trong lĩnh vực thẩm mỹ [...]

Các phương pháp nâng mông phổ biến nhất 2024

Một thân hình lý tưởng luôn là điều mà chúng ta luôn khao khát, và [...]

5 Loại Túi Nâng Ngực Đang Phổ Biến Trên Thị Trường Hiện Nay

Nâng ngực đặt túi hay còn gọi là nâng ngực nội soi chính là giải [...]

TOP CÁC PHƯƠNG PHÁP NÂNG MŨI PHỔ BIẾN NHẤT 2024

Dáng mũi rất quan trọng khi quyết định tới 80% nhan sắc của gương mặt. [...]

Tìm Hiểu Căng Da Mặt Bằng Chỉ – 4 Loại Chỉ Căng Da Hiện Nay

Khi tuổi ngày càng lớn thì da bị lão hóa là một trong những mối [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *